Linh mục Roland Jacques O.M.I. (Có tên Việt Nam: Dương Hữu Nhân, Dòng Hiến Sĩ Đức Mẹ). Sinh năm 1943 tại Lorraine, nước Pháp. Hiện ông là Tiến sĩ luật khoa, đại học Paris. Tiến sĩ Giáo Luật, Đại Học Công Giáo Paris. Nói thông thạo nhiều thứ tiếng: Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, Latinh... và cả Việt Nam. Hiện ông là Khoa Trưởng phân khoa Giáo Luật Đại Học Công Giáo St. Paul, Ottawa, Canada.
Cha Nhân từng biên soạn nhiều tác phẩm song ngữ Pháp Việt về lịch sử truyền giáo ở Việt Nam. Ngài đã bỏ công sức rất nhiều trong việc nghiên cứu, điều tra và hoàn thành tiến trình phong thánh cho Chân Phước Anrê Phú Yên. Cha Nhân am tường về địa dư, lịch sử, văn hoá và cả về ngôn ngữ Việt Nam. Ngài không những nói tiếng Việt Nam theo giọng Hà Nội mà còn có thể thưởng thức những món ăn rất đặc sản Việt Nam như mắm tôm, cà pháo…
Hiện tại, Cha Nhân vẫn về Việt Nam đôi lần hàng năm để tíếp tục nghiên cứu về lịch sử và truyền giáo tại đát nước chữ S.
TÓM TẮT TIẾN TRÌNH TUYÊN PHONG CHÂN PHƯỚC
CHA PHANXICÔ TRƯƠNG BỬU DIỆP
Lm Roland Jacques, OMI
15/08/2011: «Hội những người ái mộ Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp» đã được thành lập, để thúc đẩy mở án xin phong chân phước cho Cha Diệp.
16/08/2011: Ðức Giám Mục Cần Thơ phê chuẩn tên, mục đích và mục tiêu của Hội.
19/08/2011: Hội bổ nhiệm cha Phêrô Trần Thế Tuyên làm Cáo Thỉnh Viên cho vụ án trên.
22/08/2011: Vị Cáo Thỉnh Viên chính thức xin Ðức Giám Mục Cần Thơ mở vụ án này.
25/08/2011: Đức Giám Mục chấp nhận yêu cầu và bắt đầu mở một cuộc điều tra sơ bộ.
Th. 9 - Th. 10/2011: Đức Giám Mục Cần Thơ tham khảo ý kiến của các Ðức Cha ở Long Xuyên, ở Campuchia, và Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam.
Th. 11/2011: Đức Giám mục Cần Thơ công bố trong giáo phận về yêu cầu mở vụ án, nhờ các tín hữu trình lên các câu chuyện và các văn bản liên quan đến Cha Diệp.
03/12/2011: Đức Giám Mục yêu cầu Tòa Thánh cho biết về những trở ngại có thể có.
03/12/2011: Đức Giám Mục bổ nhiệm một Ủy ban chuyên môn về sử học và lưu trữ, để tìm ra và nghiên cứu tất cả các tài liệu liên quan đến Cha Diệp.
26/12/2011: Đức Giám Mục bổ nhiệm một hội đồng tòa án để chính thức nhận chứng cứ của các nhân chứng.
Các bước kế tiếp :
05/01/2012: Phiên họp khai mạc cuộc điều tra cấp giáo phận tại Cần Thơ. Các nhân viên tuyên thệ. Vị Cáo Thỉnh Viên nộp danh sách của các nhân chứng.
Th. 1/2012 – Th. 6/2013 ? Các phiên họp điều tra của Toà án cấp giáo phận để nhận chứng cứ của các nhân chứng.
Th. 6/2013 ? Ủy ban lịch sử báo cáo kết quả nghiên cứu.
Th. 7/2013 ? Tòa án và vị cáo thỉnh viên xem xét lại các chứng cứ và các văn bản.
Th. 8/2013 ? Phiên họp bế mạc chính thức của cuộc diều tra cấp giáo phận. Tất cả các tài liệu liên quan đến vụ án được đóng kín niêm phong và gửi về Tòa Thánh.
GIAI ÐOẠN TẠI RÔMA
Th. 9/2013 – Th. 6/2014 ? Bộ Các Thánh tại Rôma xem xét chính thức tất cả các văn bản đã nhận được. Các vị ấy sẽ chuẩn nhận vụ án cấp giáo phận có giá trị hay không ?
Mùa Thu 2014 ? Bộ Các Thánh bổ nhiệm một chuyên viên chính thức (gọi là « Relator ») để nghiên cứu việc phong chân phước.
2014-2016 ? Vị chuyên viên này, cùng với một cộng tác viên ở ngoài Toà Thánh, chuẩn bị một hồ sơ đầy đủ (gọi là « Positio »), để trình lên Tòa Thánh, bao gồm có:
Tiểu sử của Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp.
Bản tóm tắt tất cả các lời chứng từ và các tài liệu liên quan.
Dựa vào đó, chứng minh sự chết vì đạo của Cha Diệp:
- Cha chết như thế nào ?
- Cha có tự do dâng hiến mạng sống của mình cho Chúa Kitô không ?
- Những người giết Cha vì lý do nào ? Có phải vì họ ghét đạo không ?
- Cái chết của Cha được các Kitô hữu và những người khác nhận định
như thế nào ?
- Cha có danh tiếng thánh thiện và có sức mạnh cầu bầu không ?
2016-2017 ? Bản Positio được một Ban Hội Thẩm Sử Học do Tòa Thánh chỉ định xem xét.
2017 ? Bản Positio được một Ban Hội Thẩm Thần Học do Tòa Thánh chỉ định xem xét.
2018 ? Nếu cả hai Ban Hội Thẩm trên chấp thuận, một Hồng Y đoàn sẽ xem xét việc phong chân phước và đệ trình lên Đức Giáo Hoàng.
2018-2019 ? Đức Giáo Hoàng phê chuẩn và cho phép tổ chức lễ tuyên phong chân phước long trọng tại Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét