Thứ Năm, 20 tháng 4, 2017

Nhà thờ Cha Diệp – Tour hành hương Cha Diệp

Nhà thờ Cha Diệp ( nhà thờ Tắc Sậy) cái tên rất là quen thuộc đối với người dân Bạc Liêu nói riêng và với lữ khách phương xa nói chung. Không phải tự nhiên mà một nhà thờ xưa kia vốn chỉ là một nhà thờ nhỏ bé lợp tôn, mà bây giờ lại trở nên trang hoàng, lộng lẫy đến thế. Phải chăng có điều gí đó bí ẩn đằng sau vẻ lộng lẫy uy nghi ấy.


>>Xem thêm: Tour hành hương Cha Diệp




Toàn cảnh nhà thờ Cha Diệp (nhà thờ Tắc Sậy)

Nhà thờ Tắc Sậy nằm trên Quốc lộ 1A (Bạc Liêu – Cà Mau), nhà thờ thuộc Giáo phận Cần Thơ, và nằm trên địa bàn của xã Tân Phong, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Theo lời truyền miệng của người dân kể lại, sở dĩ nhà thờ Cha Diệp trở nên nổi tiếng là do sự linh thiêng của Cha Diệp đem lại ” ai đến khấn đều gì cũng đều được”.

Nhà Thờ Cha Diệp (Nhà thờ Tắc Sậy) – Nơi được gắn liền với một nhân vật nổi tiếng – cha Trương Bửu Diệp, vị linh mục được xem như một vị thánh vì sự linh thiêng của mình, thi ân giáng phúc cho những ai tin tưởng nguyện cầu. Nơi đây không chỉ là điểm hành hương của người dân miền Tây mà còn của dân Công giáo ở nhiều vùng miền khác nữa. Nhà thờ hiện còn là Trung tâm Truyền giáo Phanxicô của Giáo phận.


Nơi an nghỉ của Cha Diệp

Cha Diệp có tên đầy đủ là Trương Bửu Diệp, tên thánh là Phanxicô (1897 – 1946), là một Linh mục Công giáo tại Việt Nam. Ngoài sự linh thiêng của ông, có lẽ ông được biết đến nhiều bởi vì đã chịu chết thay cho giáo dân cùng bị bắt với mình.

Theo tin tức được lưu truyền trong dân gian và bổn đạo, thì ngày 12 tháng 3 năm 1946, Linh mục Trương Bửu Diệp bị bắt cùng với gần 100 giáo dân tại họ Tắc Sậy. Tất cả bị lùa đi và nhốt chung tại lẫm lúa (kho lúa) của ông giáo Châu Văn Sự ở Cây Gừa. Theo lời kể của ông Ba Lập thì họ chất rơm chung quanh và tính đốt tất cả, nhưng Linh mục Diệp đứng ra tranh đấu cho nhân dân, đồng thời an ủi những người cùng bị giam.



Khung cảnh bên trong nhà thờ Cha Diệp

Từ xưa đến nay vẫn theo lời đồn miệng từ dân Cà Mau thì ông đã bị Việt minh giết vì ông đã hy sinh để cứu giáo dân của mình. Ông bị mời đi làm việc ba lần và lần thứ ba thì không thấy trở về nữa. Bổn đạo thấy cửa lẫm để mở ngỏ và họ đã trốn thoát.

Sau đó vài ngày giáo dân đã tìm thấy xác ông dưới một cái ao tại phần đất của ông giáo Sự, với vết chém sau ót ngang mang tai và thân xác trần trụi, và họ đã đem chôn cất trong phòng Thánh của nhà thờ Khúc Tréo (nay thuộc xã An Trạch, huyện Ðông Hải, tỉnh Bạc Liêu).

Về vấn đề ai đã bắt và giết ông, theo bảng tóm tắt tiểu sử Cha Trương Bửu Diệp hiện dựng tại nhà an nghỉ của ông thì ông bị bắt “vì sự tranh chấp giữa các giáo phái” (nhưng bảng này không hề ghi rõ người bắt thuộc giáo phái nào). Hiện tại đang có hai luồng ý kiến cho rằng: hoặc quân Việt Minh, hoặc quân Nhật đã làm điều này.

Hiện nay, tuy Giáo hội Công giáo chưa xét phong Thánh cho Cha Bửu Diệp, nhưng trong lòng nhiều tín hữu Công giáo, kể cả một số người thuộc các tôn giáo khác, đã coi Cha Diệp như một vị Thánh, vì rất nhiều người khấn xin với ngài và được ngài ban cho như ý muốn. Tại các nhà thờ Công giáo trong nước, rất nhiều giáo dân xin lễ tạ ơn ngài. Đặc biệt, nhiều người không phải tín đồ Thiên Chúa giáo cũng rất kính mến Cha, tin tưởng ở Cha. Những tấm bảng tạ ơn Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp được gắn trên tường trong căn phòng nguyện tại Nhà thờ Tắc Sậy nhiều không biết bao nhiêu mà kể.



Theo một nguồn tin trên mạng cho biết, ở bên Mỹ cụ Joan Baotixita Võ Hữu Hạnh, một nhà văn lớn tuổi, đã sáng lập nên “Hội những người con của Cha Trương Bửu Diệp”. Theo cụ, Cha Trương Bửu Diệp đã ban phép lạ cho nhiều người, cả lương cũng như giáo.

Quả thật là điều kỳ diệu, không phải tự nhiên mà nhà thờ Cha Diệp lại trở nên khang trang được như ngày nay. Đó cũng là do sự đóng góp của rất nhiều người từ khắp nơi cả trong nước và ngoài nước đã tin yêu, quý mến Cha Diệp và được cha Diệp ban cho như ý nguyện. Đến đây chúng ta sẽ ngỡ ngàng trước sự tráng lệ của một cơ ngơi to lớn, hiện đại, nhà thờ được nguyên tiền xây cất đã hơn 59 tỉ đồng, tức gần 3 triệu đô-la, ấy là chưa kể các pho tượng 12 vị thánh tông đồ lớn gấp 2 hay 3 lần so với người thật, toàn bằng gõ đỏ tức loại gỗ quý hiện nay và đã không còn có ở Việt Nam (nhưng còn có ở Lào và Campuchia ), giá mỗi pho tượng thập chí đến vài trăm triệu đồng, vậy thì tiền “nội thất” cũng tới hàng triệu đô-la. Tất cả những điều trên cũng đủ cho chưng ta thấy được rằng, Cha Diệp rất được tin yêu trong lòng lữ khách.

Lyly

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét