Thứ Tư, 14 tháng 6, 2017

Trung tâm hành hương CHA PHANXICO TRƯƠNG BỬU DIỆP

Trung tâm hành hương CHA PHANXICO TRƯƠNG BỬU DIỆP
NHÀ THỜ TẮC SẬY

Chương trình giờ Lễ

Ngày thường:
5 giờ: Thánh Lễ
9 giờ: Thánh Lễ
17 giờ:Thánh Lễ
Chúa Nhật:
5 giờ: Thánh Lễ
7 giờ: Thánh Lễ
9 giờ: Thánh Lễ
17 giờ:Thánh Lễ
Lm.Px. TRẦN BÌNH TRỌNG - Cha Sở



Nhà thờ Tắc Sậy, hộp thư 28 Hộ Phòng, Giá Rai, Bạc Liêu, Việt Nam
Điện thoại: 07813.850 418
Di động: 0988 632 646
Email: pxbtrong@gmail.com

Trung tâm hành hương cha FX Trương Bửu Diệp - nhà thờ Tắc Sậy - có phòng ngủ miễn phí, chi tiết đăng ký đọc thông báo trong hình bên dưới và liên hệ Cha sở Lm.Px. TRẦN BÌNH TRỌNG

>>Xem thêm: Du lịch Cha DiệpTour hành hương Cha DiệpDu lich Cha DiepDu lich Cha Diep






Thứ Ba, 13 tháng 6, 2017

Hình ảnh Di Dời Hài Cốt Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp Đến Nơi An Nghỉ Mới

Di Dời Hài Cốt Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp Đến Nơi An Nghỉ Mới

Vào lúc 9 giờ sáng ngày Thứ Năm ngày 4 tháng 3 năm 2010 Đức Cha Stêphanô Tri Bửu Thiên, Giám Mục Phó Giáo Phận Cần Thơ đã chủ trì thánh lễ đồng tế với các Cha hạt Cà Mau, di dời hài cốt Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp đến nơi an nghỉ mới, tọa lạc trong khuôn viên nhà thờ Tắc Sậy (Quốc Lộ 1A, ấp 2, xã Tân Long, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam)

>>Xem thêm: Du lịch Cha DiệpTour hành hương Cha DiệpDu lich Cha DiepDu lich Cha Diep




























GIUSE ĐẶNG VĂN KIẾM Đăng ngày 6/2/2010

Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2017

Cha Phanxicô X. Trương Bửu Diệp: Một mẫu gương mục tử sống chết vì đoàn chiên

Ai đã từng đến du lịch ở vùng đồng bằng sông Cửu Long có lẽ sẽ không thể bỏ qua một điểm hành hương nổi tiếng : GX Tắc Sậy. Từ những năm của thập niên 1980 trở đi, hằng năm cứ vào những ngày 11 và 12 tháng 3, dòng người lương giáo từ các nơi tuôn về GX Tắc Sậy.
Trên nhiều chiếc xe đò chở khách người ta còn có thể thấy hình một vị linh mục mặt vuông chữ điền rất dễ mến. Họ đến Tắc Sậy để kỷ niệm lễ giỗ của một vị linh mục có tên là Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp.

Sống chết vì đoàn chiên
Vào tháng 3 năm 1930, ngài về nhậm họ đạo Tắc Sậy. Trong những năm làm cha sở tại đây, ngài quan hệ, giúp đỡ, thành lập nhiều họ đạo vùng phụ cận như : Bà Ðốc, Cam Bô, An Hải, Ðầu Sấu, Chủ Chí, Khúc Tréo, Ðồng Gò, Rạch Rắn.
Theo lời kể của ông Giacôbê Huỳnh Văn Lập 76t, ngày xưa còn là chú bé giúp lễ ở với cha (ông Ba Lập hiện vẫn còn sống ở tại Tắc Sậy) thì cha Diệp rất hiền nhưng khi giảng thì có những lúc giọng cha rất hùng hồn và mạnh mẽ, lại có những lúc lại rất êm đềm. Cha cũng rất thương người nghèo: ông còn nhớ khi có những người nghèo đói bất kể lương giáo hay người lỡ đường cha đều kêu vào rồi mở lẫm lúa cho họ lấy lúa đem ra xay giã lấy gạo (vì lúc đó không có nhà máy xay lúa như bây giờ).
Hoàn cảnh xã hội đang nhiễu nhương vì chiến tranh giữa Nhật và Pháp, dân chúng nhiều người di tản. Cha Bề trên giáo phận Phêrô Trần Minh Ký ở Bạc Liêu kêu gọi ngài đi lánh mặt ; người Pháp 3 lần đem xe đến rước, khuyên ngài tạm lánh khi nào tình hình yên ổn thì trở về họ đạo, nhưng ngài trả lời : “Tôi sống giữa đoàn chiên và nếu có chết cũng giữa đoàn chiên. Tôi không đi đâu hết.”
Vào ngày 12-3-1946, ngài bị Nhật bắt cùng với trên 70 người giáo dân tại họ đạo Tắc Sậy, tất cả cùng bị lùa đi và nhốt chung tại lẫm lúa của ông giáo Sự ở Cây Dừa. Cũng theo lời kể của ông Ba Lập thì họ chất rơm chung quanh tính đốt hết tất cả, nhưng cha Diệp đứng ra tranh đấu cho dân, đồng thời an ủi những người cùng bị giam. Cha khuyên giáo dân ăn năn tội và giải tội cho họ. Cha bị mời đi làm việc 3 lần và lần thứ ba thì không thấy trở về nữa. Sau khi cha bị mời đi lần thứ ba bổn đạo thấy cửa lẫm để mở ngỏ và họ đã trốn thoát.
Sau đó vài ngày giáo dân đã tìm thấy xác ngài từ một cái ao của ông giáo Sự, với vết chém sau ót ngang mang tai và thân xác trần trụi như Chuá Giêsu trên thập giá. Thi hài ngài được vớt lên và chôn cất trong phòng thánh của nhà thờ Khúc Tréo. Ðến năm 1969, hài cốt ngài được di dời về nhà thờ Tắc Sậy, nhiệm sở của ngài thi hành chức vụ chủ chăn trong 16 năm. Ngôi nhà mồ sau đó của ngài, được trùng tu và khánh thành vào ngày 4-6-1989. Ngài là cha sở thứ nhì của họ đạo Tắc Sậy.
Chứng nhân Đức Ái
Lễ giỗ đầu đầu tiên do cha Antôn Vũ Xuân Vinh tổ chức năm 1979 với thành phần tham dự đến từ những họ đạo ở chung quanh (chỉ khoảng chừng 30 người). Nhưng dần dần số người nhận được ơn lành nhờ lời bầu cử của cha Diệp ngày càng nhiều và họ đổn thổi về sự hiển linh của ngài, nên rất đông đảo người lương cũng như giáo trong nước và cả ngoài nước đều tuôn về Tắc Sậy để cầu khấn với ngài. Số khách hành hương trong ngày lễ giỗ ngày càng tăng lên, con số lên đến hàng chục ngàn người và không chỉ trong ngày lễ giỗ mà còn thường xuyên trong năm vẫn có những người đến đây hành hương. Vì thế kể từ 21-01-1997 Đức Giám mục Cần Thơ đã chính thức thành lập Trung tâm Truyền giáo Phanxicô tại Tắc Sậy.
Đức Cha Emmanuel Lê Phong Thuận dâng lễ khởi công xây dựng thánh đường Tắc Sậy vào ngày 24.02.2004, thời cha sở GB. Trần Đức Hùng.
Đức cha Stêphanô Tri Bửu Thiên đã cử hành nghi thức long trọng di hài cốt của cha đến vị trí hiện nay ngày 04.03.2010, và Cung hiến Thánh Đường Tắc Sậy ngày 03.12.2010, thời cha sở Gioan B. Nguyễn Thanh Bình.
Từ nơi đây rất nhiều người đã nhận được những ơn lành phần xác cũng như phần hồn.
Nếu ngày xưa ngài đã vì thương đoàn chiên mà sẵn sàng sống chết vì họ thì ngày nay ngài lại trở thành chứng nhân của Đức Ái qua biết bao nhiêu ơn lạ nhờ lời bầu cử của ngài cho tất cả những ai chạy đến với ngài.
Vận động suy tôn chân phước Cha FX. Trương Bửu Diệp
Việc xin phong Chân phước cho cha Trương Bửu Diệp đã được Đức giám mục Cần Thơ trình bày với Hội đồng Giám mục Việt Nam cách nay vài năm, nhân dịp HĐGMVN tiến hành xin suy tôn Chân phước cho hai giám mục tiên khởi tại Việt Nam : GM Lambert de la Motte và GM François Pallu.
Ngày 25.08.2011, Đức giám mục Cần Thơ Stêphanô Tri Bửu Thiên, bổ nhiệm linh mục Phêrô Trần Thế Tuyên, gốc giáo phận Cần Thơ, hiện là Chưởng Ấn giáo phận St. Paul, Alberta, Canada, làm Cáo Thỉnh Viên cho vụ án tuyên Thánh Cha FX Trương Bửu Diệp.
TẬN HIẾN CUỘC ÐỜI CHO THIÊN CHUÁ,
HY SINH KIẾP SỐNG GIÚP CON NGƯỜI.
SỐNG HIẾN THÂN PHÓ THÁC,
CHẾT NÊU GƯƠNG SÁNG NGỜI
MỘT ÐỜI DÂNG HIẾN,
TRỌN KIẾP VINH QUANG.

Thứ Tư, 7 tháng 6, 2017

Chuyện một số phép lạ của Cha Diệp (P1)

Cảm Nghiệm Về Sự Linh Thiêng Của Lm Trương Bửu Diệp, Tắc Sậy, Cà Mau, Vn

Con tên là Giuse, hiện sinh sống VN. Con xin kể 1 phep lạ của Cha Diệp làm. Khoảng 3 nẳm trước con co được biết cha Trương Bửu Diệp qua bà ngoại của con đã kể về Ngài , nhưng cũng không tin lắm. Con khấn với Cha Diệp như vầy:

"Thưa cha, nếu Cha có linh thiêng như nhiều người nói thì xin Cha hãy giúp con có được 1 miếng Gỗ Hòm của cha ".

>>Xem thêm: Du lịch Cha DiệpTour hành hương Cha DiệpDu lich Cha DiepDu lich Cha Diep


Tôi chỉ khấn như vậy. Khoảng 1 năm sau, tôi quên bén mất lời khấn xin đó và 1 ngay nọ, có 1 chi thuộc nhóm Legio đến thăm gia đình. Trong lúc nói chuyện chị có khoe la chị vừa mới được 1 LM ở Cà Mâu tặng 1 mẫu Gỗ Hòm của Cha Diệp nhưng khi tôi xin thì chi dường như không muốn bẻ miếng Gỗ Hòm ra vi sợ Phạm Thánh.

Lúc đó tôi cũng hơi buồn vì biết mình sẽ không có được rồi. Nhưng tối hôm đó chị gọi điện thoại cho tôi để nói la lúc về nhà chị thấy miếng Gỗ Hòm của cha Diệp mà chị đang giữ đã bị tách làm 2 , không hiểu tại sao và sau đó tôi có kể cho chi nghe về lời khấn cua tôi với Cha. Chị nói:

"Thôi đúng rồi, đây là ý của Cha Diệp muốn cho em."

Và hôm sau chị đem lại miếng Gỗ Hòm của Cha cho tôi. Hiện nay tôi đặt miếng gỗ hòm trên Bàn Thờ như thánh tích quý báu.

Joseph Huynh Do Minh Hieu

Thứ Ba, 6 tháng 6, 2017

HÀNH TRÌNH VỀ LINH ĐỊA CHA DIỆP

Từ nhà thờ Khúc Tréo đoàn chúng tôi qua phà để trở lại với nhà thờ Tắc Sậy. Cũng nên nói sơ lược một chút về Tiểu sử cha Diệp.

>>Xem thêm: Du lịch Cha DiệpTour hành hương Cha DiệpDu lich Cha DiepDu lich Cha Diep







Cha Fanxico Trương Bửu Diệp sinh vào ngày 01 tháng 01 năm 1897 tại họ đạo Cồn Phước. Thụ phong linh mục vào năm 1924 . Tử vì đạo ngày 12 – 03 -1946 tại Cây Gừa, cách nhà thờ Tắc Sậy 3km, an táng tại nhà thờ Khúc Tréo.
Dời mộ lần thứ nhất về nhà thờ Tắc Sậy vào năm 1946.


Dời mộ lần thứ 2 sang nhà mồ mới vào ngày 04-03-2010 nhằm ngày 19-01 năm canh dần.
Di tích hiện nay vẫn còn hai bộ ván hòm; một bộ chôn từ năm 1946 đến năm 1969 và một bộ từ năm 1969 đến năm 2010 vẫn được lưu giữ cẩn trong phòng trưng bày cho mọi người tham quan ngoài ra trong phòng này còn có bốn bức tranh do họa sĩ Đặng Can vẽ theo lời kể của các nhân chứng sống. Bức thứ nhất mô tả cảnh làng mạc thời cha Diệp còn đương nhiệm, bức thứ hai mô tả cảnh cha đang phân phát lương thực cho người nghèo, bức thứ ba cha đang rửa tội cho 5 người của gia đình ông Trần Văn Năng ngày 12-03-1946 , bức thứ tư với chủ đề ” Chết Vì Đoàn Chiên ” mô tả cha đang quỳ bên cạnh cái ao, trói hai tay phía sau với hai tên đao phủ đang chuẩn bị hành hình!!!


Qua phòng nơi mộ cha được di dời qua lần thứ nhất, nơi đây cũng trưng bày những bức hình chụp có giá trị như tấm hình chụp hài cốt của cha, mộ cũ của cha, nhà thờ Khúc Tréo và Tắc Sậy khi xưa… Nhà thờ Khúc Tréo từ xa xưa tới bây giờ vẫn không thay đổi!! nhưng nhà thờ Tắc Sậy thì đổi thay , năm 1992 nhà thờ chỉ mới lợp tôn xập xệ.

Ngày nay nhà thờ Tắc Sậy được xây dựng đồ sộ với 3 tầng, trên cùng là thánh đường với nội thất hiện đại lộng lẫy và trang nghiêm, phía trước có mười pho tượng bằng gỗ to hơn người thật mô tả các môn đệ Chúa Giêsu như Phê Rô, Gioan , Giacobe v.v.. do một việt kiều Mỹ dâng cúng !! từ đây hai bên có bậc cấp đi xuống…


Tầng giữa là nơi sinh hoạt của các cha, các thầy…

Tầng trệt để xe cho các giáo dân đi tham dự thánh lễ, tầng trệt cũng có thể biến thành nơi hội họp cũng như tổ chức các buổi hội nghị, ra phía sau là dãy nhà ăn, nhà bếp và wc, rộng rãi và sạch sẽ đủ phục vụ cho nhiều đoàn hành hương…




Dãy nhà nghỉ cho khách hành hương nằm bên trái nhà thờ có mặt tiền xây 5 mê và ngang 5 dãy phòng, mỗi phòng kê 5 cái giường rộng 1m6 để cho khách hành hương ngủ nghỉ vừa đủ tiện nghi và dãy nhà này kéo dài ra phía sau với rất nhiều phòng và chúng tôi cũng không tò mò phòng xử dụng làm gì cho ai…


Dãy nhà bên phải của thánh đường là mộ của cha Trương Bửu Diệp quay mặt tiền ra phía hông thánh đường. Lăng mộ được xây theo lối kiến trúc Á Đông ( nhìn trong hình ) 

Dãy giữa là lăng mộ của cha, bước vào gian đại sảnh là ba chiếc lư bằng đồng cao bằng người lúc nào cũng nghi ngút khói! tiếp đó người ta kê mấy cái bàn, nơi đây một số người ( có lẽ là người lương ) họ bày các lễ vật để cúng kiếng… họ cúng cả mấy con heo quay!!! trái cây và đủ thứ bánh kẹo…
Bước lên tam cấp là khu lăng tẩm, bên trái có tượng Đức Mẹ bên phải là tượng Thánh Giuse chính giữa là bức phông màu đỏ treo ảnh chuộc tội tất cả đều điêu khắc bằng gỗ nhìn rất trang nghiêm…


Mộ của cha nằm chính giữa sảnh được làm bằng đá rửa màu huyết dụ, nơi đây lúc nào cũng đông nghẹt người ta quỳ mọp bên mộ lâm râm khấn nguyện, dùng tay xoa lên mộ rồi vuốt lên người với hy vọng được hơi của cha để chữa lành. Có cả các xơ cũng làm như vậy!!! họ đặt nhiều món đồ lên mộ của cha để xin, phổ biến nhất là những chai nước khấn xin xong họ mang về để uống coi như đó là nước thánh chữa lành!!


Đoàn chúng tôi tập trung ăn cơm trưa tại nhà bếp, nghỉ ngơi xong đã quá trưa và đã đến giờ xe lên đường trở về, đoàn người ai nấy đều vui tươi và phấn khởi vì một chuyến đi trọn vẹn bình an, mọi người ai cũng vui thỏa như đã được ơn ban, đĩa cd vang lên khúc nhạc dissco tạ ơn…


… xin tạ ơn, con xin tạ ơn Chúa, mãi muôn đời con xin tạ ơn Chúa. Dù trần gian bao khó nguy ngập tràn, tình Ngài thương, con bước đi bình an…
xin ngợi ca, bao la tình thương Chúa, mãi muôn đời, ca vang tình thương Chúa, trọn niềm tin con phó trong tay Ngài, vì đời con tất cả là hồng ân….
ganamhong